ThS. Nguyễn Lâm Trâm Anh

Partner
Experience Thạc sĩ Nguyễn Lâm Trâm Anh là chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, du lịch và phát triển bền vững. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn pháp lý, bà đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.

ThS. NCS. NGUYỄN LÂM TRÂM ANH

  • Chức danh: Partner 
  • Lĩnh vực: Môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo; du lịch và phát triển bền vững.
  • Học vấn: 

– 2006: Cử nhân, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

– 2010: Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

– 2018: Cử nhân ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Sài Gòn.

  • Ngôn ngữ: Anh – Việt
  •  Hoạt động:

– 2007 – 2010: Điện quy hoạch dài hạn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, công tác tại Quận ủy Quận 5, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận 5;

– 2011 – nay: Giảng viên khoa Luật trường Đại học Sài Gòn.

Ths. Nguyễn Lâm Trâm Anh là cố vấn của LAWREL, hiện là giảng viên Đại học Sài Gòn, là chuyên gia trong lĩnh môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo; du lịch và phát triển bền vững. Ms. Trâm Anh có kinh nghiệm dày dặn trong việc giảng dạy, tư vấn và hành nghề luật nhiều năm tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt với kinh nghiệm làm việc với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chúng tôi tin rằng Ms. Trâm Anh sẽ mang lại nhiều thành công cho LAWREL và khách hàng của chúng tôi.

Công trình nghiên cứu:

Bài viết tạp chí:

– “Thuế bảo vệ môi trường – hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường” (đồng tác giả), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/9/2014, tr.36;

– “Quyền tiếp cận thông tin môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 7+8/2021, tr.50-55;

– “Biến đổi khí hậu và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 20/ 2021, tr.22-27;

– “Luật Quản lý vắc xin của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 49/2022, tr.8-16.

Bài viết hội thảo:

– Nội luật hóa các cam kết về biến đổi khí hậu trong CPTPP và EVFTA, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam Học lần thứ VI – Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững, tr.452;

– Thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam (đồng tác giả), Hội thảo quốc tế “Thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam: Những thách thức trong lĩnh vực lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ”;

– “Định hướng hoàn thiện Luật biến đổi khí hậu của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo cấp trường – Biến đổi khí hậu và những vấn đề pháp lý đặt ra”, tr.179-193;

– “Hoàn thiện một số quy định pháp luật về xây dựng đô thị các-bon thấp tại Việt Nam – Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản” (đồng tác giả), Kỷ yếu Hội thảo cấp trường – Biến đổi khí hậu và những vấn đề pháp lý đặt ra, tr.147 – 158;

– Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý phát triển xã hội bền vững và thực tiễn ở khu vực Tây nguyên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Quản lý phát triển xã hội ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, tr.155-172;

– Đẩy mạnh xây dựng nền “giáo dục mở” trong bối cảnh hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia – Xây dựng nền giáo dục thực chất – Định hướng và Giải pháp, tr.750-756;

– Pháp luật về dịch vụ môi trường rừng theo Luật Lâm nghiệp Việt Nam 2017, Kỷ yếu Hội thảo “Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp”.